Nguyên liệu mỹ phẩm

10/01/2022 08:32

Nguyên liệu mỹ phẩm trong việc gia công mỹ phẩm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi một sản phẩm hoàn thiện không thể thiếu các thành phần cấu tạo nên. Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên liệu làm mỹ phẩm sẽ giúp bạn có thể phân biệt và lựa chọn nguyên liệu tốt nhất. Từ đó, có thể lựa chọn cho mình nguồn nguyên liệu với chất lượng cao hơn.

Nguyên liệu mỹ phẩm là gì?

Có nhiều thành phần mỹ phẩm

Nguyên liệu của mỹ phẩm là những thành phần làm nên mỹ phẩm. Chúng được xem là toàn bộ các chất được sử dụng trong quá trình điều chế, gia công và sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm. Các loại nguyên liệu này rất đa dạng và phong phú. Chúng gồm nhiều chất như chất nền, nhũ hóa, các hoạt chất và phụ gia. 

Các chất có trong thành phần của mỹ phẩm sẽ tạo nên kết cấu lỏng, đặc, mùi hương và tác dụng nhất định cho từng loại mỹ phẩm. Chúng được điều chế theo tỷ lệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. 

Hiện nay, có 3 loại nguyên liệu mỹ phẩm chính được dùng trong gia công mỹ phẩm. Bao gồm dạng tổng hợp, dẫn xuất và tự nhiên. Các chất này sẽ được nghiên cứu, bào chế trong phòng thí nghiệm bởi những chuyên gia có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Từ đó, chúng được tạo thành các thành phần dạng lỏng, sệt, bột, gel, sáp,... khác nhau. Các nguyên liệu này kết hợp theo cách khác nhau tạo thành các loại mỹ phẩm khác nhau. 

Phân loại nguyên liệu mỹ phẩm và tính ứng dụng của từng loại

Nguyên liệu được sử dùng để làm mỹ phẩm khá đa dạng và phong phú. Hiện nay thị trường có rất nhiều dòng mỹ phẩm khác nhau. Mỗi dòng, mỗi sản phẩm đều được chế tạo từ các nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, các nhóm nguyên liệu chính để cấu thành một sản phẩm bao gồm:

Chất nền

Chất nền tăng khả năng thẩm thấu

Chất nền (cyclomethicone) là một nguyên liệu mỹ phẩm dạng silicon dễ bay hơi (volatile silicone). Chúng có đặc điểm không màu, không mùi và hòa tan các sản phẩm tan trong dầu (ngoại trừ dầu thầu dầu). 

Ngoài ra, chất nền không tương thích với glycerine, nước, polyethylene glycol, không thể thẩm thấu vào da. Ngoài ra, chất nền còn có thể gây kích ứng với da nhạy cảm và da khô. Bên cạnh đó, cyclomethicone còn giúp cải thiện hiệu quả hoạt chất tinh dầu thẩm thấu và nuôi dưỡng da. Khi cyclomethicone kết hợp với chất tạo màng film former như Sodium Acryloyldimethyl Taurate Copolymer/ Hydroxyethyl Acrylate sẽ dễ gây hiện tượng vón cục. 

Về ứng dụng, chất nền Cyclomethicone được sử dụng trong nước hoa. Với đặc tính không gây nhờn rít, tạo cảm giác mượt mà trên da nên nó được ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm như kem, sữa dưỡng thể, body spray, dầu tắm, dưỡng tóc, xịt phòng, roll-on perfumes, after bath spray,...

  • Làm dầu khô: sản phẩm dầu không gây cảm giác bết dính, nhờn rít khi sử dụng bởi nguyên liệu chính là Cyclomethicone giúp da mềm mượt hơn khi thoa.

  • Dưỡng da: làm nền cho các thành phần có thể thẩm thấu sâu hơn vào da, giúp sản phẩm dễ tán đề trên da hơn.

Chất nhũ hóa tạo độ đặc, tạo gel

Chất nhũ hóa tạo hiệu ứng lấp lánh trong trang điểm

Chất nhũ hóa là nguyên liệu mỹ phẩm được sử dụng để tạo hiệu ứng lấp lấp cho các mỹ phẩm trang điểm như phấn bắt sáng, phấn mắt,... Một số thành phần phổ biến của 

chất nhũ hóa là bismuth oxychloride và mica. Trong đó:

  • Mica: là thành phần có nguồn gốc từ (KAl2 (AlSi3O10)(F,OH)2. Nó còn được gọi là mica trắng, được nghiền thành bột mịn khi sử dụng. Các hạt bột nhỏ này trong khúc xạ ánh sáng sẽ tạo nên hiệu ứng lấp lánh, bắt sáng trong khuôn mặt của người dùng. Mica phủ titanium dioxide sẽ có màu trắng, nhưng khí sử dụng để trang điểm sẽ tạo nên một loạt màu sắc óng ánh từ nhiều góc. Nó giúp làm nổi bật gương mặt và gây ấn tượng hơn. 

  • Bismuth oxychloride (BiClO): là thành phần được sử dụng để tạo nên màu bạc ngọc trai. Đây là hợp chất hiếm khi xuất hiện trong bismoclite khoáng, do đó nó được sản xuất tổng hợp. Kích thước của các hạt này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mỹ phẩm được tạo nên. Nếu kích thước hạt nhỏ (15-60 micron/ 1 micron = 1 phần triệu mét) thì bột sẽ ít bóng, ít bắt sáng tạo hiệu ứng lấp lánh hơn nhưng độ che phủ cao. Ngược lại nếu kích thước hạt lớn lên đến 500 micron, nó có thể tạo độ bóng và lung linh cao hơn. Tùy vào mục đích của sản phẩm mà người sản xuất điều chỉnh kích thước hạt BiClO cho phù hợp.

Chất bảo quản

Chất bảo quản trong mỹ phẩm

 

Một nguyên liệu mỹ phẩm khá quan trọng khác chính là chất bảo quản. Chúng được thêm vào mỹ phẩm nhằm mục đích kéo dài thời hạn sử dụng. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm làm hỏng các sản phẩm mỹ phẩm. Song, hầu hết vi khuẩn đều sống trong nước, do đó các chất bảo quản được sử dụng cần đảm bảo hòa tan được trong nước. Như vậy, nhà sản xuất có thể xác định loại nào được sử dụng. 

Chất bảo quản dùng trong sản xuất mỹ phẩm có thể là dạng tự nhiên hoặc dạng tổng hợp (nhân tạo). Chúng được sử dụng theo công thức điều chế khác nhau để tạo ra sản phẩm. Theo đó, một số dòng mỹ phẩm sẽ yêu cầu hàm lượng chất bảo quản mức độ thấp, khoảng 0,01%. Trong khi đó, một số khác đòi hỏi chất bảo quản cao hơn 5%. 

Hiện nay, một số chất bảo quản phổ biến được dùng là rượu benzyl, paraben, formaldehyde, acid salicylic và  EDTA tetrasodium (ethylenediaminetetraacetic acid). Những mỹ phẩm được khẳng định là không chứa chất bảo quản thường có những lưu ý về thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, chúng sẽ có những thay đổi về mùi hương, chất, màu sắc sau thời gian sử dụng. 

Chất độn, làm đặc

Chất độn 

 

Chất độn hay chất làm đặc là những nguyên liệu mỹ phẩm có vai trò làm cho sản phẩm có được dạng bào chế mong muốn. Chất này dễ sử dụng và có thể chất nhất quán. Chất làm đặc lipid thường tồn tại dưới dạng rắn ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên nó có thể hóa lỏng và thường thêm vào các sản phẩm dung dịch nhũ tương. Chúng được sử dụng để tạo độ đặc tự nhiên cho các sản phẩm như sáp carnauba và acid stearic. Chất làm đặc bao gồm hai dạng:

  • Chất làm đặc có nguồn gốc tự nhiên: các chất này chính là polymer hấp thu nước, sau đó trương phồng và làm tăng độ nhớt cho sản phẩm như hydroxyethyl cellulose. Các sản phẩm chất độn có kết cấu quá đặc thường sẽ được pha loãng bằng cồn hoặc dung môi nước. Chất làm đặc phổ biến hiện nay bao gồm các chất như magie, silicat nhôm, benonit, silica,...

  • Chất làm đặc tổng hợp: các chất này thường được sử dụng trong sản xuất kem dưỡng da, như: polymer acrylic acid, carbomer,... Chúng có thể thay thế nước và được sử dụng để tạo chất gel trong suốt cho mỹ phẩm. Một vài chất độn tổng hợp khác là palmitate cetyl, ammonium acryloyldimethyltaurate…

Chất làm mềm 

Chất làm mềm là nguyên liệu mỹ phẩm có tác dụng làm mềm da và ngăn ngừa mất nước. Chúng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như nước cân bằng da (toner), son môi,... Một số hoa chất dạng tự nhiên và tổng hợp được xem là chất làm mềm như dầu oliu, sáp ong, dầu dừa, dầu khoáng., lanolin, oxit kẽm, glycerine, diglycol laurate,...

Chất tạo mùi hương

Không có khách hàng nào muốn sử dụng một sản phẩm mỹ phẩm trang điểm hay chăm sóc da có mùi khó chịu. Hơn nữa, nhiều cuộc khảo sát người tiêu dùng mỹ phẩm cho thất mùi hương cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm của khách hàng hàng. Do đó, hóa chất tự nhiên và tổng hợp sẽ được thêm vào kết cấu của mỹ phẩm để tạo nên hương thơm, không gây khó chịu. Kể cả những sản phẩm không mùi cũng có thể chứa những thành phần làm mất đi mùi khó chịu của hóa chất.

Chất tạo màu

Chất tạo màu cho mỹ phẩm

Chất tạo màu sẽ làm nổi bật, làm mỹ phẩm trở nên mới là hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chất tạo màu có thể được chiết xuất từ các thành phần khoáng chất như mangan, sắt oxit, crom oxit, than đá,... Hoặc thành phần tự nhiên từ thực/ động vật như bột củ cải, rệp son,...

Nguyên liệu mỹ phẩm có tầm quan trọng như thế nào?

Sản phẩm mỹ phẩm luôn được chú trọng đến chất lượng và thành phần, nguyên liệu được sử dụng là yếu tố quan trọng để đánh giá một sản phẩm. Khi gia công, sản xuất và phân phối mỹ phẩm, nhà sản xuất cần chọn lựa được nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, chứng nhận an toàn. 

Như vậy, bạn mới đảm bảo được sản phẩm của mình đạt chất lượng và hiệu quả tốt cho người tiêu dùng. Từ đó, khách hàng cũng sẽ tin tưởng sử dụng sản phẩm của bạn hơn. Ngược lại, nếu gia công, sản xuất mỹ phẩm với nguyên liệu kém chất lượng, hàng giả hàng nhái, sản phẩm cho ra có chất lượng tệ. Thậm chí, sản phẩm còn có thể kích ứng với người sử dụng, dễ gây ra các bệnh viêm da, dị ứng da,...

Đó là lý do vì sao nguyên liệu mỹ phẩm chính là yếu tố cốt lõi để để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nó có vai trò rất quan trọng trong bước khởi đầu.

 

K&C - Đơn vị cung cấp nguyên liệu chất lượng và dịch vụ gia công mỹ phẩm uy tín

Để sản xuất được những sản phẩm mỹ phẩm cao cấp và đạt hiệu quả cao, bạn cần lựa chọn được nguyên liệu thực sự chất lượng và đạt chuẩn. Do đó, việc tìm được đơn vị cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm đầu vào là rất quan trọng. Tương tự, lựa chọn doanh nghiệp gia công mỹ phẩm cung quan trọng không kém. K&C tự hào là địa chỉ tin cậy của các nhà kinh doanh mỹ phẩm.  

Với hệ thống nhà máy, dây chuyền công nghệ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu cao cấp và đội ngũ dược sĩ, chuyên gia xuất sắc, chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất, gia công mỹ phẩm của quý khách hàng. Ngoài cung cấp nguyên liệu và gia công trọn gói, K&K còn tư vấn khách hàng những giải pháp, công thức sản phẩm mỹ phẩm tốt nhất và phù hợp nhất.

--------------------------------------------------------------------

Mọi đối tác, khách hàng có nhu cầu hợp tác gia công mỹ phầm tại Việt Nam vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ K&C VIỆT NAM

Nhà máy sản xuất 1: Số 34 đường Thanh Chương, Phố Thành Công, P.Quảng Thành. TP Thanh Hóa

Nhà máy sản xuất 2: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Tổ 28 Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh . Tp Hà Nội

Email : khackienkc89@gmail.com

Hotline : 0961.123.989 – 0338.678.118

Bình luận
Xem thêm:
Back to top
Liên hệ CSKH
Gọi ngay